

Phụ nữ vùng cao sau khi sinh chỉ vừa hết tháng đầy cữ là phải đi nương rồi. Tất nhiên là đứa con nhỏ sẽ phải mang theo. Lúc địu trên lưng khi mỏi thì đặt con trong tá trong bem trong gùi. Trời nắng thì lót lá rừng nơi ngay bên gốc cây cạnh hẻm đá. Đặt con nằm đó người mẹ làm nương đến khi đứng bóng mới được nghỉ trưa mặt trời khuất sau núi mới dịu ôm con về nhà. Các cụ bảo từ xưa người Si La đã thế: mũ đội đầu của trẻ con Si La luôn phải đính kèm những hạt thảo quả bên trong để phòng khi con nhỏ bị đau bụng ho sốt thì cha mẹ lấy ngay những hạt thảo quả ấy rồi đốt nghiền pha với nước suối cho con uống và có thể đốt ngửi xua đi những ma tà ma rừng ma núi... Thế nên bất cứ trẻ em Si La nào cũng phải có mũ và đính kèm mấy túm hạt thảo quả đó.
Mình đã nhìn thấy hạt thảo quả nhiều rồi - trong những lần đi nghiên cứu dân tộc La Hủ tận mấy xã biên giới Pa Ủ Pa Vệ Sủ dân tộc Hà Nhì ở Ca Lăng Thu Lũm Mù Cả (huyện Mường Tè) dân tộc Mảng ở xã Nậm Ban (huyện Sìn Hồ) của tỉnh Lai Châu... Mùi thơm của thảo quả rất đặc biệt. Thảo quả có vị cay thơm tính ấm tác dụng trục hàn trừ đờm ấm bụng dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa chữa nôn mửa đau bụng chướng bụng đầy hơi chữa ho sốt tiêu chảy...Dân điền dã chúng mình đi thì chớ về là rất nhiều điều phải giải mã. Nhớ lần đi nghiên cứu dân tộc Mảng nhận ra dân số dân tộc này ngày càng suy giảm mình có điện hỏi mấy người bạn chuyên ngành y rồi ngồi cà phê với nhau mới giải mã được điều đó và rồi vớ ngay được một câu đúng từ chuyên môn: suy dinh dưỡng trường diễn qua nhiều thế hệ. Còn lần này đi Si La về mình có đem câu chuyện túm hạt thảo quả trên cí mũ đội đầu của trẻ em người dân tộc thiểu số. Cậu bạn đã nói: Nguyên có biết đầu trẻ con dưới 3 tuổi có cái gì đáng quan tâm không? Mình cười tỏ vẻ năn nỉ chờ câu trả lời. Hắn nói: Thóp đấy! Cái thóp.
Cậu ta giải thích: thóp phản ánh tình trạng bên trong cơ thể của trẻ nên các thầy thuốc nhi khoa trước khi hỏi về triệu chứng bệnh của trẻ việc đầu tiên bao giờ cũng đưa tay sờ vào thóp trẻ để sơ bộ hiểu được tình hình phát triển và sức khỏe của trẻ. Vì thóp như là một "cửa sổ" qua đó để nhìn và xác định bệnh tật của trẻ. Thóp còn gọi là "cửa đình đầu" là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là "thóp trước" và "thóp sau". Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm...
Chỉ cần nghe có thế mình aaaaaaaaaa một tiếng khoái vô cùng! Thật logic quả là một kinh nghiệm dân gian một bài thuốc y học cổ truyền vô cùng quí. Hạt thảo quả luôn ở đỉnh đầu trẻ. Nó không chỉ có tác dụng dùng ngay để chữa bệnh mà còn có tác dụng phòng bệnh cho trẻ. Mùi thơm của thảo quả sẽ thẩm thấu vào thóp trẻ có tác dụng như mình thoa cao vậy thôi! Đúng là có những điều thật đơn giản diễn ra và hình thành ngay trước mắt hàng ngày vậy mà nếu không để ý nó sẽ lẫn đi trong muôn ngàn sự việc đời thường. Chỉ là một túm bông len xưa là để dùng phòng khi trẻ bạo bệnh nay là nét thẩm mỹ nhu cầu thẩm mỹ độc đáo đáng yêu. Đơn giản chỉ thế thôi nhưng để đi từ kinh nghiệm đời sống đến tiện lợi và biến thể thành nét thẩm mỹ khi khoa học y học đã có những bước tiến mới thì con người ta phải trải qua đến hàng trăm năm hàng nghìn năm. để khi nhìn lại bóc tách lớp bụi thời gian bóc tách những tầng văn hóa mới thấy hết giá trị của di sản văn hóa dân gian đáng quí biết nhường nào.
Ai đó nói: đồng bào vùng cao dân trí thấp. Xin hãy nghe câu chuyện này để cùng suy ngẫm lại nhé!
