(Trích trường ca THỜI GIAN KHẮC KHOẢI của
nhà thơ Lê Huy Mậu)
Đấy hình như tôi lại trở về cảm xúc của một kẻ đang loay hoay nhìn ngắm bức tượng
đồng. mà người ngắm thấy mình quá nhỏ bé khi đứng ngay sát dưới chân tượng. Tôi sẽ chầm chậm
lùi lại và lùi ra xa đủ xa để ngắm toàn cảnh... Có lẽ với cách ấy tôi mới có
được những mạo muội những chấm phá về bức tượng đồng mà tôi yêu mến nể phục này.
Ngỡ như người đã hát thay tôi
ngỡ như tôi đã lẫn vào câu hát
tuổi thơ ơi!
quá nửa đời phiêu dạt
ta lại về úp mặt vào sông quê
như thuở nhỏ
úp mặt vào lòng mẹ
để tìm sự chở che...
Phải là đứa con rất yêu quê rất yêu mẹ thì mới viết nên những câu thơ
bình dị như thế! Câu thơ đọc lên mà như hát như nũng nịu mẹ hiền nhưng đầy ắp và chan chứa tình yêu thương rõ mồn một hành động cử chỉ thật đáng yêu. Lối ví von quả là tài tình. Hình như trời ban phát cho Lê Huy Mậu khi
anh gõ ra những câu thơ chất chứa hình ảnh đẹp. Úp mặt vào sông quê
vào cái thời khắc đã qua nửa đời người lang bạt kỳ hồ làm nhắc nhớ thuở còn thơ đã từng úp mặt
vào lòng mẹ để tìm sự vỗ về sự chở che sự âu yếm tình cảm cả những tức tưởi khi bị ai đó mắng oan hay là biểu hiện của nhớ nhung thèm hơi
hướm của mẹ mà đích thực là thèm nhớ mùi mồ hôi ngai ngái mùi hơi sữa thơm thơm của mẹ từ ngày còn bú mớm. Lạ thật
đấy có mấy ai lại không ghì ôm đối diện nhau đâu. Với mẹ được vục đầu
vào ngực mẹ dù có là vĩ nhân hay kẻ tội đồ dẫu tóc để chỏm còn xanh hay đã điểm sương (hoa râm) hay đã bạc trắng
dẫu đã lên chức ông bà cha mẹ... thì trước mẹ kính yêu trong lòng mẹ sinh ra ta vẫn như đứa trẻ: bé
bỏng và rất mực ngoan hiền. Nghĩ và viết thế là để muốn tỏ bày một cảm xúc nể phục và
thầm ghen với nhà thơ Lê Huy Mậu khi anh bắt đầu một trường ca không ngắn nhưng đủ dài để hứng đựng rồi cho ra một cảm xúc thơ cho mẹ cho quê đẹp và dung dị đến thế. Anh viết
mà như kể:
Xin bắt đầu từ hạt phù sa
ta cúi nhặt tình cờ bên bờ sông tháng
Chạp
ôi! phù sa
những cá thể tự do trong hành trình của
đất
đêm nao
chớp bể mưa nguồn
trong cơn thác lũ
trong sóng đỏ
đất đi
kiến tạo
sinh thành...
... mà kể thì thật lạ: người ta thường đi từ bao quát đến cái cụ thể từ
vi mô đến vĩ mô từ xa đến gần từ không gian rộng đến hình ảnh thật gần thật
rõ. Lê Huy Mậu thì ngược lại: anh viết về dòng sông chẳng đôi bờ chẳng trong đục nông sâu không là những con thuyền những tấm chài quãng lưới... anh bắt đầu từ hạt phù
sa mà hạt phù sa bên bờ sông quê vào một ngày tháng Chạp. Trong dân gian tháng Chạp được nhắc
đến là "tháng củ mật" - tháng bộn bề lo toan việc đồng áng: tranh thủ cày bừa be
bờ tát nước càn ruộng cho phẳng phiu để ra Giêng ấm áp chỉ việc nhổ mạ mà cấy lúa rồi trồng khoai trồng đậu trồng cà... Đặc biệt khâu làm mạ gieo mạ chăm
mạ giữa thời tiết lạnh cuối đông đề phòng cái rét nàng Bân mưa phùn gió bấc
lúc Giêng Hai thì bộn bề là phải. Tháng Chạp nước sông thường cạn nên người nông dân đã vất vả lại càng vất vả nhiều hơn phải lắng lo cho cả mùa
vụ sau để có một tháng ăn chơi trong tháng Giêng đỡ phải lo nghĩ
nhiều!
Tôi đọc câu thơ bắt gặp hình ảnh người đàn ông tuổi đã trung niên
- đứa con xa quê nay được trở về mà là về quê để ăn Tết. Người con ấy hẳn đã
qua đò và đã bước xuống đò bên bến sông quê. Anh cúi nhặt dẫu chỉ là tình cờ
khi cát vướng vào đôi dép của mình. Sự bắt gặp hoàn toàn vô tình chứ không cố ý
giữa bàn tay và những hạt cát để Lê Huy Mậu có được một hình ảnh thơ gợi cảm sâu
sắc đến nhường nào. "Ôi phù sa/những cá
thể tự do trong hành trình của đất". Tôi chắc anh đang ví mình như hạt cát
- hạt phù sa ấy chăng? Xa quê xa mẹ xa con sông quê đến quá nửa đời người; một sự kiến tạo rất tự
nhiên của thiên nhiên làm hình thành nên đôi bờ con sông bên lở bên bồi hay là sự
lắng đọng của phù sa nơi cửa biển. Những gò những bãi những hòn đảo chìm đảo nổi ngay cửa
biển có phải vì thế mà sinh thành mà trường hữu?
có làng xóm nào sinh
có hòn đảo nào sinh
Tôi bỗng mỉm cười với cái tài đọc thơ mà cứ rất hay xâu chuỗi những hình ảnh
thơ của mình. Có lẽ vì thế mà bạn bè thường bảo tôi: KN là người hay đọc chậm đọc kỹ là vì
thế?
Em ơi!
quả ớt cay bổi hổi
trên bãi sông
thuở chưa dấu chân người
anh nghe nói
có một thời
tất cả còn hoang dại
tổ tiên ta chỉ hái lượm mà thôi
Đúng là một câu chuyện kể. Mỗi dòng thơ khổ thơ như những trang dòng nhật trình
cho mỗi bước đi chầm chậm của nhà thơ khi chạm chân vào đất quê. Có lẽ đồng đất
bãi màu nơi quê hương anh trồng nhiều ớt? Tôi chưa có dịp để hỏi anh về điều này; mà nếu
không thì tại sao anh lại chọn quả ớt để ra thơ hay là để nhắc nhớ điều gì ở đây nhỉ? Nhưng thôi sẽ còn
dịp... Vì tôi đang say với lối thơ đằm thắm chất chứa nhiều nội tâm của anh. Hình như ở độ tuổi trung
niên con người ta mới nhiều suy ngẫm? Đó như là độ chín của trái độ chững chạc của tuổi trưởng thành?! Hay do tâm trạng xa nhà xa quê lâu ngày nên khi trở về thường là gợi nhớ
quá nhiều những tâm tư chăng? Chạm hạt cát - hạt phù sa mà nhớ đến tận đầu non về tận cuối bể nhìn
trái ớt mà nhớ thuở hái lượm của tổ tiên. Lê Huy Mậu thật lạ và rất thành công
để người đọc khi đọc những câu thơ này càng nhiều liên tưởng nhiều suy tưởng về
sự hình thành sự sinh thành và cả nguồn cội.
Tôi rất thích những câu thơ:
lại nghe nói
thuở ta chưa biết ăn gì cả
ta cùng cây cỏ sinh đôi
rồi cây cỏ ăn ta
rồi ta ăn cây cỏ
cũng là khi cay đắng ngọt bùi
ta và đất kết giao
lấy dòng sông làm lời thề non nước...
và đặc biệt là 2 câu thơ cuối của khổ thơ này: "ta và đất kết giao/lấy dòng sông làm lời thề non nước...". Một đất
nước có trăm ngàn con sông một đất nước trải qua bao cuộc kháng chiến mà
chiến thắng nào cũng luôn gắn với địa danh những con sông những rạch ngầm
những bến bờ lau sậy bên những con sông trên mọi miền Tổ quốc. Nên
quá đúng khi Lê Huy Mậu viết: "lấy dòng sông làm lời thề non nước". Bao trai tráng
lên đường tòng quân giết giặc bảo vệ xóm làng; bao phụ nữ tiễn người thương
trên những bến sông quê? Chắc không có sử gia nào thống kê được hết những cuộc chia ly
"chói ngời" như thế? Và lời thề non nước ấy chắc chắn cũng thật khó
đếm xuể. Tổ quốc quê hương gia đình và sức trai cùng nỗi nhớ niềm thương
với bao sự đợi chờ của những phụ nữ Việt Nam trong khắc khoải... sự kết giao ấy
chính là để hồi sinh mà sự hồi sinh được nhà thơ gói gọn trong câu
thơ hình ảnh thơ thật đẹp:
nơi ta chăn trâu thả diều ngày cũ đã
đâu rồi
hạt đất quê ta giờ đã bồi về đâu chẳng
biết
có làng xóm nào sinh
có hòn đảo nào sinh
từ hạt đất bờ sông quê ta lở
như cuộc đời ta khuyết hao
để đắp bồi rờ rỡ
những sớm má hồng ríu rít cháu con ta...
Nói là sự hồi sinh tái sinh hay sinh sôi ở đây đều đúng cả. Hình ảnh "rờ rỡ má hồng trẻ thơ" có lẽ
là hình ảnh đẹp vẹn nguyên tinh khôi và hạnh phúc nhất trong những hình ảnh về con người. Tôi nhớ câu thơ "Ngày mỗi đến buổi đầu sinh nở/Mỗi ngày vui một quả trứng
hồng" của nhà thơ Tố Hữu. Đấy là mỗi ngày vui còn cả cuộc đời cả đời người thì sự ấm êm của hạnh phúc
chính là nụ cười của bé thơ của trẻ thơ có đúng không nhỉ?!
Này dòng sông!
ai đã đặt tên cho sông là sông Cả?
ai đã gọi sông Cả là sông Lam?
ta đơn giản chỉ gọi là con sông quê
hương
Đúng rồi sông Lam hay sông La cũng đều là con sông Cả - con sông
đằm tình người xứ Nghệ - con sông cùng với núi Hồng làm nên một vùng văn hóa chẳng thể lẫn vào
đâu dù vùng văn hóa ấy chẳng quá rộng cũng chẳng thêm chẳng bớt được địa vực hay địa dư nào. Thanh
Hóa không thuộc xứ Nghệ dẫu kế bên về phía Bắc nhưng tự mình làm nên xứ Thanh; về phía Nam
thì là xứ Quảng - chẳng thể pha lẫn hay giao hòa với xứ Nghệ. Những câu thơ rất
thật: "ta đơn giản chỉ gọi là con sông
quê hương" nhưng mang tầm khái quát lớn mà chắc chắn khi anh viết anh
không ý thức được bài thơ này anh viết cho số đông anh chỉ tâm sự một tình yêu đơn giản là thế! Anh viết cho anh nhưng hễ ai soi vào cũng thấy mình trong
đó bởi con sông thường là hình ảnh
gợi nhớ nhất về quê hương về mẹ.
tháng Ba phù sa sóng đỏ
cá mương đớp ngọn lúa đòng đòng
tháng Năm
ta lặn bắt cá ngạnh nguồn
tháng Chín
cá lòng bong
ta thả câu bằng mồi con giun vạc
tháng Chạp
ta nếm vị heo may trên má em hồng...
Để rồi ta đi khắp núi sông
ta lại gặp
tháng Ba... tháng Năm... tháng Chạp
trong vị cá sông
trên má em hồng.
Bắt gặp một năm hằng số thời gian trong thơ Lê Huy Mậu khi anh viết về con sông
quê hương về những kỷ niệm đẹp những hình ảnh trải theo cuộc đời một con
người từ khi sinh ra lớn lên và trưởng thành. Không lẫn với NHỚ CON SÔNG QUÊ
HƯƠNG của Tế Hanh nhưng như là giữa hai tác giả hai bài thơ có mối giao hòa. Tôi thấy lạ là khi ngắm chân dung con
người ánh mắt nhìn của Lê Huy Mậu thường hướng rọi
về đôi má anh dừng lại ở đấy để thấy những ánh hồng sự tươi vui tươi rói... Chắc con gái xứ Nghệ đẹp? Hay Lê Huy Mậu đa tình theo kiểu hiền
ngoan mà không nhìn vào đâu đó nơi kia nơi khác nhỉ? Cá sông và má hồng con gái chắc chắn là rất ngon rất đẹp trong tâm thức
những chàng trai xứ Nghệ khi nghĩ về quê hương? Tôi thì tôi cho là như thế đấy!
Này dòng sông
ngươi còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ
phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta
sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế
mẹ cho ta một xu bánh đa vừng
ta ngoan hết một ngày
ta ngoan suốt cả năm
Đọc thơ rồi nghe hát; nghe hát rồi lại đọc thơ... Hình ảnh chiếc bánh đa
vừng hình ảnh những cô cậu bé con ngồi trên triền đê đợi trông dáng mẹ đi chợ về để vòi quà chắc chắn không ai viết
thành công bằng Lê Huy Mậu. Mà như đến nay chỉ có anh viết được như thế và có lẽ về sau chẳng ai dám viết về
hình ảnh đó nữa vì sợ vi phạm bản quyền (!) thì ít mà sợ thua đau thì nhiều bởi thật khó để sánh bằng. Giờ đây mỗi khi nhớ về tuổi thơ không ai là
không nhớ những phút giây ngóng mẹ đi chợ về thể nào chẳng có quà dù là quà chỉ một xu dẫu là trẻ con nông thôn hay trẻ
con thành thị đều thế như thế!
Nguyễn Trọng Tạo đã rất thành công khi phổ nhạc cho bài thơ này.
Tên anh gắn với KHÚC HÁT SÔNG QUÊ và
vượt qua cả không gian thời gian để ai ai nhớ quê đều thuộc lòng bài
hát hơn cả thuộc bảng cửu chương hay bảng chữ cái tiếng Việt. Nhưng
có lẽ anh cũng như chúng ta đã rất biết: loại hình âm nhạc không thể ôm
cho trọn vẹn hết được một bài thơ hay của tác giả thơ Lê Huy Mậu.
Tôi thích cái kết của khổ thơ:
sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế
mẹ cho ta một xu bánh đa vừng
ta ngoan hết một ngày
ta ngoan suốt cả năm
Chỉ một xu bánh đa mà sao ta không chỉ ngoan một ngày ngoan một năm có lẽ
ngoan cả một đời. "Ngoan"
ở đây là yêu nhớ tuổi thơ yêu nhớ quê hương rộng hơn lớn hơn là tình yêu đất
nước yêu Tổ quốc mình - một tình yêu được lấy làm kim chỉ nam cho mọi hành
động. Ngày bé thì chăm ngoan
học giỏi lớn lên thì thành người có ích đơn giản vậy thôi! "Ngoan" ở đây còn là yêu kính mẹ cha
ông bà anh em họ mạc làng xóm. Rộng hơn là tình yêu cộng đồng yêu đồng bào
yêu nhân loại. Đó là một tình yêu nhân ái bao la. Vậy mà khởi nguồn cho tình yêu lớn ấy chỉ là từ một xu bánh đa
vừng xu bánh đa ấy là tình yêu thương của mẹ cha của ông bà là sự dạy dỗ của ông bà của mẹ cha. Câu thơ hình ảnh thơ
làm ta trào dâng những xúc cảm; càng đọc càng suy ngẫm càng thấy hay thấy
đẹp thấy sâu sắc và ý nghĩa vô cùng; khiến ta tự thấy ta có gì chưa phải chưa ngoan thì tự nhắc phải
ngoan hơn sống tốt hơn vị tha nhân ái và biết tu dưỡng nhiều hơn về bản thân. Thơ là thế
văn học là thế tính giáo dục cứ tự thân mà phát tiết chẳng cần hô khẩu hiệu chẳng lên gân càng không giơ nắm
tay thề mà sao cứ thẩm thấu dội ngấm đến tận tâm thức tận ý thức tư duy con
người.
ta thương mẹ đến trọn đời ta sống
quê hương ta nghèo lắm
ta rửa rau bến sông cho con cá cùng ăn
ta mổ lợn
con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt
cá dưới sông cũng có tết như người trên
bãi sông
ta trồng cây cải tươi
ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật
lúa gặt rồi - còn lại rơm thơm
trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh...
Những câu thơ nhẹ nhàng điềm đạm mang chất tự sự nhưng lại có sức chuyển tải sâu sắc nội hàm của sự sẻ chia yêu thương đùm bọc: rửa rau biết dành phần cho cá cùng được ăn mổ lợn biết ném
ra những bạc nhạc bèo nhèo cho chim trời cùng hưởng triền cải ven sông trổ
hoa vàng là để ban tặng cho lũ ong đi hút mật; cấy lúa gieo trồng nên hạt thóc để có bát
cơm dẻo cơm thơm nhưng vẫn biết dành phần rơm rạ cho trâu bò có cái mà ăn... Đức nhân nghĩa của người Việt ta là thế! Bỗng tôi nhớ câu thơ "Đem
đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo" trong BÌNH NGÔ
ĐẠI CÁO của Ức Trai. Dẫu áo
vải chân đất dẫu nghèo đến rớt cả mùng tơi mà sao nhân nghĩa cao cả đến thế
yêu thương đến thế!?
Cùng một bến sông
phía dưới trâu đằm
phía trên ta tắm...
trong ký ức ta
sao ngày xưa yên ổn quá chừng
một dòng xanh trong chảy mãi đến vô
cùng!...
Khổ thơ kết trở về với con sông quê hương. Thật đúng như tác giả đã
muốn gửi gắm một tình yêu cho dòng sông Cả - sông Mẹ. Cây đa bến nước sân đình luôn là những
hình ảnh trong không gian kiến trúc truyền thống của làng xã rất đáng để lưu giữ trong tâm khảm và ký ức của ta về quê hương về nơi chôn rau
cắt rốn. Thuở xưa khi còn tồng ngồng cả lũ với nhau con trai con gái cái thuở "đuổi bướm cạnh cầu ao" cứ lao ra bến sông là trút bỏ thật nhanh áo quần mà lao xuống tắm táp vẫy vùng.
Chẳng biết xấu hổ chẳng hề che đậy cứ ngụp lặn hồn nhiên vô tư đến lạ! "Phía dưới trâu đằm/Phía trên ta tắm" - cha mẹ ông bà có mắng thì cũng chỉ là mắng
yêu vì ngày xưa ông bà cha mẹ cũng tắm truồng như thế còn gì? Đó là một hình
ảnh đẹp một cuộc sống thanh bình; đó cũng là cái đích để ta vươn tới
ta vì nó mà sống mà chiến đấu và học tập và giữ gìn. "Sao
ngày xưa yên ổn quá chừng" có
lẽ từ "yên ổn" là từ bao hàm đầy đủ nhất về khái niệm HÒA BÌNH
chăng? "Một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng" dòng sông ấy là quê hương là mẹ là cha
là ông bà là chính chúng ta. Hơn hết đó là một tình yêu đi cùng năm tháng theo ta cùng năm
tháng!
Vâng em cũng mong được các tác giả đón nhận bởi bài cảm nhận được em dự định viết từ lâu mà chưa thực hiện được cũng là những chân tình trước một tác phẩm hay và hoàn chỉnh chị VTH ạ!
Cảm ơn chị với lời chúc! Xuân sang em chúc chị cùng gia đình nhiều tài lộc phúc! Chữ "phúc" xin dành cho chị và anh NTT nữa đấy ạ!
Em cảm ơn anh NMQ với lời chúc. Em rất thích khổ thơ cuối của anh trong LỜI CHÀO XUÂN bên nhà:
Trăm năm vẫn mãi đợi chờ
Tình người muôn thuở bến bờ yêu thương
Canh Dần tỏa sắc ngàn hương
Đưa tay hứng giọt nét xuân thâm tình!
Chúc anh cùng gia đình một xuân mới một năm mới an vui!
Khải Nguyên thân mến!
Chắc rằng anh LHM và NTT sẽ rất vui và cảm động khi đọc bài viết này của bạn! Chúc KN đón Tết Canh Dần vui vẻ và hạnh phúc nhé!
Anh Nguyễn Ngọc Tiến!
Lời động viên của anh gửi đến em ngay sớm đầu ngày điều đó làm cho em vui và thấy ấm áp. Lời chúc đầu xuân em cũng mong và chúc anh NNT và gia đình: một năm mới an khang thịnh vượng! Mong và chúc những sáng tác của anh luôn được nhiều người yêu mến ngợi khen. Đó chính là hạnh phúc phải không anh!?
Thay mặt gia đình em xin cảm ơn anh Nguyễn Ngọc Chiến. Lời chúc đầu xuân năm mới thật ý nghĩa và đủ đầy. Kính chúc anh và gia đình mạnh giỏi với anh: sáng tác đều tay nhiều thành công ạ!
VNBLOGS có một Khải Nguyên tài năng tài năng thật đáng quý đáng trân trọng.
CHÚC MỪNG NĂM MỚI AN KHANH THỊNH VƯỢNG HẠNH PHÚC HUY HOÀNG CON CHÁU THẬT NGOAN!!!
THÂN MẾN
Năm mới anh chúc Khải Nguyên và gia đình mạnh khỏe hạnh phúc!
Chúc em và gia đình người thân đón một cái Tết thật ý nghĩa và ấm cúng.
Chúc em qua năm mới gặp nhiều thành công và may mắn trong cuộc sống và công việc.
Hẹn gặp lại em trong năm mới Canh Dần!
Té ra chị Chanhrhum là thư ký cho Ban bánh khảo thick ghê!!! Nếu vậy em nịnh thư ký này: chị không ran ác nữa mà chỉ... chua chua vị chanh cay cay... nồng độ cồn mà thôi!!!
Một đêm ngủ ngon lành chị CR nhé!
Hì bài cảm nhận của em khá dài em viết say sưa. Được chị Hằng Thúy đọc đã là rất vui với em rồi. Chị có thấy clip đẹp và giọng ca Anh Thơ rất hay không?
Em cảm ơn chị vì lời chúc. Chị cùng gia đình an vui nhân dịp đón xuân mới chị nhé!